Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn thăm và làm việc tại Đắk Lắk

Thứ năm, 24/09/2009 10:10

Sáng 23/9/2009, trong chuyến công tác đến các tỉnh Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk để khảo sát thực tế về hệ thống các cơ quan phát thanh - truyền hình của tỉnh.

img

Cùng đi với Thứ trưởng có đồng chí Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục quản lý phát thanh - truyền hình và Thông tin điện tử Bộ TT&TT, đồng chí Nguyễn Trọng Phát, Trưởng cơ quan Đại diện Bộ TT&TT tại Đà Nẵng. Tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ TT&TT, về phía tỉnh Đắk Lắk có đồng chí Đinh Văn Khiết- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ban lãnh đạo sở TT&TT, đại diện Sở Nội Vụ và Giám đốc Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh.

Báo cáo về hiện trạng hệ thống phát thanh, truyền hình đồng chí Lê Hữu Thịnh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk nhận định: Đắk Lắk  là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, có nhiều đồi núi và vùng lõm vẫn chưa tiếp sóng phát thanh, truyền hình như M’Drắk, Lắk, KrôngBông. Thực hiện chương trình mục tiêu của Chính phủ về việc phủ sóng phát thanh, truyền hình cho vùng lõm (bao gồm miền núi, hải đảo và biên giới) và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 14, hạ tầng phát thanh, truyền hình trên địa bàn được chú trọng đầu tư. Hiện nay toàn tỉnh có 16 Đài phát thanh, truyền hình (01 Đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh,15 Đài truyền thanh huyện, thị, thành phố) và 180 trạm truyền thanh cơ sở xã, phường, thị trấn (trong đó có: 165 Trạm Truyền thanh vô tuyến, 15 trạm truyền thanh hữu tuyến); 05 trạm tiếp phát lại sóng truyền hình tại vùng lõm.

Ngoài ra để phục vụ cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên, Đài Tiếng nói Việt Nam có Trung tâm phát sóng khu vực Tây Nguyên tại thành phố Buôn Ma Thuột với 03 máy phát, phát thanh tiếng dân tộc (VOV4) gồm tiếng Êđê; H’Mông, Bana,Xơ Đăng,…Tính chung toàn tỉnh có 34 máy phát hình, 21 máy phát thanh FM và 180 máy phát thanh cơ sở. Nâng tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 99% và truyền hình đạt 98% toàn tỉnh.

Khó khăn của tỉnh hiện nay là tình hình sử dụng máy phát hình hoạt động trên băng tần VHF (từ kênh 6 đến kênh 12) với mật độ khá cao (29/34 máy) nên khả năng gây can nhiễu cao. Vì vậy vẫn còn một số máy phát hình không được cấp phép (kênh 8, kênh 10 của Đài tỉnh,…) một số máy phát hình được cấp phép phải làm thỏa thuận khi xảy ra can nhiễu thì ngừng hoạt động. Đối với hệ thống PTTH cấp huyện, thị, thành phố chưa xác định rõ mô hình, cơ chế chính sách hiện nay, nên hiện nay ở địa phương phải gặp lúng túng trong công tác quản lý. Hiện nay các Đài Truyền thanh huyện, thị, thành phố được biên chế khoảng từ 8-14 người, đài truyền thanh các huyện trực thuộc UBND huyện quản lý, hầu hết các Đài ngoài việc tiếp phát sóng đài tỉnh và TW, các đài đều có xây dựng nội dung chương trình phát thanh, truyền hình của huyện (chủ yếu thông tin tình hình hoạt động của huyện). Đài truyền thanh cơ sở có biên chế từ 1 đến 2 người, đa số các đài hiện nay sử dụng  nhân viên văn hóa xã kiêm nhiệm trưởng đài. Trong công tác quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn huyện, thị phòng VHTT có nhiệm vụ tham mưu cho UBND các huyện, thị trong lĩnh vực phát thanh, còn đối với lĩnh vực truyền hình thì chưa có cơ quan nào quản lý.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn ghi nhận báo cáo và những ý kiến đề nghị của UBND tỉnh, Sở TT&TT, Đài PTTH tỉnh đối với Bộ TT&TT. Thứ trưởng cho biết, hiện tại trong toàn quốc, hệ thống phát thanh - truyền hình các tỉnh, thành phố chưa có một mô hình thống nhất về tổ chức và quản lý, làm cho công tác QLNN về PTTH địa phương có nhiều bất cập. Chính vì vậy, Bộ TT&TT sẽ tổ chức khảo sát thực tế các địa phương để phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch về Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống PTTH trong toàn quốc, làm cơ sở cho công tác QLNN đối với hoạt động PTTH ở địa phương, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các Đài PTTH phát huy tốt hơn hiệu quả đầu tư, đặc biệt đối với các tỉnh Tây Nguyên có đặc điểm địa hình đồi núi cao chia cắt, dân cư thưa thớt. Thứ trưởng cũng đặc biệt lưu ý tỉnh trong việc giao trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị liên quan, đồng thời  phê duyệt kế hoạch đầu tư cần chú ý đến sử dụng hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại, phù hợp với lộ trình số hóa hệ thống truyền hình theo Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009.
 

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top